Thông tin tất cả bệnh gout

1 sản phẩm

Bộ lọc

  • Sản phẩm nổi bật
  • Giá: Tăng dần
  • Giá: Giảm dần
  • Tên: A-Z
  • Tên: Z-A
  • Cũ nhất
  • Mới nhất
  • Bán chạy nhất
  • Tồn kho giảm dần
Chế độ ăn thực đơn cho người bệnh gout
-17%

Thực đơn bệnh gout

5,000,000₫ 6,000,000₫

BỆNH GOUT LÀ GÌ?

Bệnh gout hay còn gọi là bệnh thống phong là một bệnh viêm khớp do tinh thể Acid uric (Monosodium urat) lắng ở khớp kích thích gây đau và viêm. Tinh thể Acid uric được hình thành từ Acid uric, một trong những hóa chất tự nhiên trong cơ thể. Acid uric xuất phát từ sự phân hủy tự nhiên của RNA và DNA. Cơ thể tạo ra Acid uric khi phá vỡ nhân purin.
 
 Nhân purin cũng được tìm thấy ở trong nhiểu loại thực phẩm nên khi ăn uống các thực phẩm chứa nhiểu nhân purin cũng làm gia tăng Acid uric trong máu. Một số tác nhân khác cũng làm gia tăng Acid uric trong máu như rượu, bia và các đổ uống có đường. 
 
Thông thường, Acid uric hòa tan trong máu và đi qua thận thải qua nước tiểu.Khi cơ thể sản sinh ra quá nhiểu Acid uric hoặc thận giảm khả năng bài tiết Aciduric thì các Acid uric sẽ tích tụ lại trong cơ thể, hình thành các tinh thể sắc nhọn tích tụ ở các khớp gây sưng, đau và viêm gọi là bệnh gout.
 

DẤU HIỆU, BIỂU HIỆN CỦA BỆNH GOUT

  • Các cơn đau khớp dữ dội, hay gặp nhất ở các khớp ngón chân cái, mắt cá chân, khón bàn chân, cổ chân, các ngón tay.. tuy nhiên có thể gặp ở bất cứ khớp nào;
  • Cam giác khó chiu sau cơn đau: Cơn đau cấp có thể kéo dài 4-12 giờ rổi dịu đi,nhưng sau cơn đau tình trạng khó chịu tại khớp có thể kéo dài vài ngày đến vài tuẩn;
  • Xuất hiện viêm (sưng, nóng, đỏ) tai khóp;
  • Hạn chế vận động;
  • Toàn thân có thể bị sốt, mệt mỏi.

NGUYÊN NHÂN BỆNH GOUT

  • Chế độ ăn uống quá nhiều đạm, đặc biệt đạm động vật chứa nhiều nhân purin 
  • Thói quen uống rượu, bia, hút thuốc; • Béo phì, thừa cân (sẽ làm cơ thể bạn sản sinh nhiều Acid uric hơn); 
  • Do sử dụng một số loại thuốc lợi tiểu hoặc thuốc chống viêm như Aspirin... (cũng làm tăng Acid uric trong máu); 
  • Mắc một số loại bệnh khác (Cao huyết áp, tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, bệnh lý của thận hay tim mạch); 
  • Yếu tố gia đình (gia đình có người bị bệnh gout thì nguy cơ bị gout cao hơn); 
  • Tuổi tác, giới tính (gặp chủ yếu ở nam giới, lứa tuổi hay gặp 30-50 tuổi); 
  • Sau chấn thương hoặc phẫu thuật.

BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH GOUT

  • Bệnh gout tái phát nhiều lần gây tổn thương khớp, biến dạng và mất chức năng và ảnh hưởng thẩm mỹ các khớp; 
  • Gout tiến triển: Nếu không được điều trị các tinh thể Acid uric sẽ tấn công các khớp, hình thành các cục tinh thể dưới da (hạt Tophi); 
  • Sỏi thận: Tinh thể urat có thể xuất hiện trong đường tiết niệu gây nên sỏi thận.

CHẨN ĐOÁN BỆNH GOUT? 

  • Dựa vào các triệu chứng lâm sàng như đã nói trên; 
  • Xét nghiệm máu để định lượng Acid uric và creatinin trong máu của bạn, thường thì mức độ Acid uric sẽ tăng cao (>400 mg/dl). Tuy nhiên có nhiều trường hợp bị gout mà Acid uric vẫn không tăng cao; 
  • Kiểm tra dịch khớp: Lấy một ít dịch khớp bị viêm kiểm tra dưới kính hiển vi có thể thấy tinh thể urat 
  • Siêu âm: có thể phát hiện tinh thể urat trong khớp; 
  • Chụp X - Quang khớp giúp loại trừ các nguyên nhân gây viêm khớp khác.

BỆNH GOUT NÊN ĂN GÌ? KIÊNG ĂN GÌ? CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO NGƯỜI BỊ BỆNH GOUT 

1. Nguyên tắc chung về ăn uống, lối sống cho người bị gout 

  •  Hạn chế đạm, nhất là đạm động vật, đặc biệt các loại đạm giàu nhân Purine (chất chuyển hóa thành axit uric trong cơ thể bạn) duy trì lượng đạm dưới 19 protein/1kg trọng lượng cơ thể/ngày; 
  • Ăn nhiều thực phẩm có tính kiềm hơn; 
  • Hạn chế các thực phẩm có tính axit; 
  • Uống nhiều nước (nước có tính kiềm càng tốt); 
  • Hạn chế (tốt nhất là bỏ) rượu, bia, thuốc lá; 
  • Duy trì vận động hợp lý

2. Hàm lượng Purine trong một số loại đạm gợi ý cho người bị Gout

BỆNH GOUT KIÊNG ĂN GÌ? KHÔNG NÊN ĂN NHỮNG THỰC PHẨM SAU

2.1. Nhóm thực phẩm đèn đỏ: Nhóm thực phẩm có nhân Purin cao (Purin >150mg/100 gam thực phẩm): Nhóm này bệnh nhân Gout cần tránh hoặc ăn rất ít. kiêng ăn, không nên ăn những thực phẩm như này
 
TT  Tên thực phẩmTT  Tên thực phẩmTT  Tên thực phẩm
Các loại thịtTrứng16.  Sò điệp
1.  Phủ tạng động vật9.  Trứng lộn17. Cá trích
2. Thị bê10. Trứng cá muối18. Cá nục
3. Thịt thú rừng11. Trứng cá tuyết19. Cá mòi
4.  Thịt chó12. Trứng cá hồi20. Cá hồi
5.  Nem chua13. Trứng cá tầm21. Cá cơm
6.  ChimHải sản, cáCác đồ uống
7.  Gà lôi14. Tôm hùm22. Ca cao
8.  Nước hầm thịt15. Tôm càng23. Bia, rượu

2.2 Nhóm thực phẩm đèn vàng: Nhóm thực phẩm có nhân Purin trung bình ( Purin từ 50mg - 150mg/100 gam thực phẩm): Nhóm này bệnh nhân gout cần ăn vừa phải.

TT  Tên Thực PhẩmTT  Tên Thực PhẩmTT  Tên Thực Phẩm
Các loại thịt5.  Cua Ngũ cốc, hạt
1.  Thịt gà6.  Ghẹ1.  Gạo lức
2.  Thịt gà tây7.  Ốc2.  Yến mạch
3.  Thịt vịt8.  Ngao3. Bánh mỳ đen
4.  Thịt ngỗng9.  Hến4.  Đậu phộng ( lạc)
5.  Thịt lợnCác loại trứng5. Đậu nành
6.  Thit bò1.  Trứng gà6.  Đậu phụ
7.  Thịt cừu2.  Trứng vịt7. Đậu Hà Lan
8.  Xúc xích3.  Trứng cút8.  Đậu xanh
9.  Thịt xông khóiCác loại rau, quả9.  Đậu đen
Hải sản, cá1.  Rau bina10. Đậu đỏ
1.  Các loại ( trừ nhóm đèn đỏ)2. Măng tây11.  Hạt điều
2. Hàu3. Măng12. Hạt Mac ca
3. Vẹm4. Nấm13. Hạt óc chó
4. Tôm 5. Giá đỗ 

BỆNH GOUT NÊN ĂN NHỮNG THỰC PHẨM SAU

2.3 Nhóm thực phẩm đèn xanh: Nhóm thực phẩm có nhân Purin thấp (Purin <50 mg/100g thực phẩm): Nhóm này là thực phẩm an toàn bệnh nhân Gout ăn bình thường.

TT Tên Thực PhẩmTT Tên Thực PhẩmTT Tên Thực Phẩm
Sữa và chế phẩmDầu, mỡRau xanh
1.  Sữa tươi1. Mỡ lợnHàu hết các loại rau xanh còn lại trừ nhóm đèn vàng
2. Sữa chua2. Dầu oliuTrái cây
3. Bơ3. Dầu thực vậtHầu hết các loại trái cây còn lại trừ nhóm đèn vàng.

GỢI Ý THỰC ĐƠN ĂN UỐNG CHO NGƯỜI BỊ GOUT THEO 3 MỨC ĐỘ CỦA HÀM LƯỢNG PURIN TRONG THỰC PHẨM

Nhóm nên tránh, ăn ít:
  • Thịt: Phủ tạng động vật, Thịt bê, thịt thú rừng,thịt chó, chim, gà lôi, thịt lên men, (nem chua),nước hầm thịt
  • Trứng: Trứng lộn, trứng cá tầm, cá hồi, cá tuyết
  • Cá, hải sản: Tôm hùm, tôm càng, cá trích, cá mòi, cá nục, cá cơm, sò điệp
  • Đồ uống, đồ ngọt: Bia, rượu, cacao, socola
Nhóm ăn vừa phải:
  • Thịt: Thịt gà, thịt gà tây, thịt vịt, thịt ngỗng, thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, xúc xích, thịt xông khói Trứng: Trứng gà, trứng vịt, trứng cút
  • Cá, hải sản: Cá các loại (trừ nhóm đèn đỏ), tôm, cua, ghẹ, ốc, ngao, hến, vẹm...
  • Ngũ cốc, hạt: Gạo lức, bánh mì đen, khoai lang, ngô luộc, yến mạch, các loại đậu, lạc, hạt điều, hạt macca...
  • Rau, củ, quả: Nấm, giá đỗ, măng tây, rau bina, quả bơ
Nhóm ăn bình thường:
  • Chất đạm: Sữa tươi, sữa chua, bơ thực vật
  • Chất béo: Mỡ lợn, dầu thực vật
  • Rau, củ quả: Hầu hết các loại rau, củ, quả (trừ những loại thuộc nhóm đèn vàng)

3. DANH SÁCH CÁC THỰC PHẨM CÓ TÍNH KIỀM VÀ TÍNH AXIT ĐỂ BỆNH NHÂN GOUT THAM KHẢO, LỰA CHỌN

  • Trong các thức ăn tự nhiên, thông thường mà chúng ta đang ăn hàng ngày, có tới 80% là thực phẩm có tính axit, trong khi đó chỉ khoảng 20% thực phẩm có tính kiềm. Bên cạnh đó nhiều quá trình sinh học của cơ thể cũng làm gia tăng lượng axit trong cơ thể (vận động, quá trình viêm...). Do đó xu hướng cơ thể chúng ta dễ bị nhiễm axit (bị axit hóa).
  • Khi lượng axit của cơ thể tăng cao sẽ làm hạn chế quá trình đào thải axit uric dẫn đến nguy cơ bị gout cao hơn.
  • Trong khi đó nội môi của cơ thể chúng ta có pH ở mức kiềm nhẹ (từ 7,35 đến 7,45) là tốt nhất. Khi cơ thể bị axit hóa không những nguy cơ bị gout tăng lên mà nguy cơ của nhiều bệnh khác như ung thư, tiểu đường, tim mạch, loãng xương, thoái hóa khớp, viêm loét dạ dày... cũng tăng lên.
  • Do đó bệnh nhân gout không chỉ cần lựa chọn thực phẩm ít nhân purin mà còn phải lựa chọn thực phẩm ít tính axit, giàu tính kiềm. Sau đây là bảng thông số về đặc điểm của một số thực phẩm liên quan đến tính axit và tính kiềm:
  • Trên thực tế pH của thực phẩm dao động từ 3,0 đến 10. Dựa trên độ pH của thực phẩm mà người ta chia thực phẩm thành 6 nhóm có pH tương ứng như sau:

LƯU Ý THỰC ĐƠN CHO NGƯỜI BỊ GOUT:

  • Cần duy trì việc cung cấp năng lượng theo chỉ số calo lý tưởng.
  • Tỷ lệ cung cấp calo theo các nhóm thực phẩm (G-P-L) nên duy trì là 50-30-20.
  • Lựa chọn các thực phẩm ít Purin, hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều Purin.
  • Lựa chọn các thực phẩm giàu tính kiềm, hạn chế sử dụng thực phẩm giàu tính axit.
  • Lựa chọn đạm thực vật, hạn chế sử dụng đạm động vật.
  • Lựa chọn thịt trắng, một số loại cá, hạn chế sử dụng thịt đồ,
  • Lượng đạm với người bị gout không giảm cân, nên < 1,0 gam/1kg trọng lượng cơ thể. Lượng đạm với người bị gout có giảm cân, nên duy trì mức 1 gam/1kg trọng lượng cơ thể.
  • Uống nước nhiều 0.4l /10kg cân nặng, uống nước có khoáng kiềm càng tốt.
  • Tăng rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt trong khẩu phần ăn.
  • Giảm hoặc bỏ rượu, bia, thuốc lá, socola, ca cao.

ĐIỀU TRỊ:

  • Ngoài thực đơn của các chuyên gia huấn luyện viên sức khỏe thucdongiamcan.com cung cấp chúng ta cầnTuân thủ phác đồ điều trị mà bác sỹ đưa ra. Không tự ý uống thuốc hay bỏ thuốc khi không có ý kiến của bác sỹ điều trị.

GỢI Ý THỰC ĐƠN, CHẾ ĐỘ ĂN ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT 5 BỮA MỘT NGÀY CHO BỆNH NHÂN GOUT NÊN ĂN: 

tham khảo ngay 1 thực đơn gợi ý thucdongiamcan.com (Viện dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cung cấp
  • 1. Bữa sáng cho người bệnh gout  6h-80h

(200 – 300 calo) 1 ly Sữa dinh dưỡng gồm 24 vitamin và khoáng chất (khoảng 90 calo) (300 ml) + 1/2 bắp ngô luộc hoặc 1/2 củ khoai luộc + 1 miếng cá hoặc 1 quả trứng + 1 ít trái cây, rau. 

  • 2. Bữa phụ giữa sáng 9h30 - 10h

(khoảng 100 calo) 1 quả táo hoặc 1 quả ổi hoặc 1 nắm nhỏ chery hoặc 1 quả chuối, hoặc nửa quả cam hoặc 3 -4 múi bưởi 

  • 3. Bữa trưa 11h30 - 12h30

1 bát cơm gạo lức + 1 ít thịt ức gà, cá (khoảng 1 lạng) + Đậu, lạc + trứng + rau + trái cây...(theo khẩu phần) 

  • 4. Bữa phụ giữa chiều 16h - 17h

1 ly Sữa dinh dưỡng gồm 24 vitamin và khoáng chất (khoảng 90 calo) (300 ml) vào 16h - 17h 

  • 5. Bữa tối 19h - 20h

2/3 bát cơm gạo lức + 1 ít thịt, cá (theo khẩu phần) + Đậu, lạc + trứng + rau + trái cây... (theo khẩu phần)

Công ty TNHH viện dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe

  • Mã số thuế: 0110512794
  • Địa chỉ: Số nhà 31, đường Louis 6, khu đô thị Louis City Đại Mỗ, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội Việt Nam (Xem map)
  • Điện thoại: 0962585000
  • Email: info@thucdongiamcan.com

Đăng tư vấn

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tại sao nên chọn thực đơn giảm cân Ladali

Tư vấn sức khỏe dinh dưỡng 1 - 1
Tư vấn sức khỏe dinh dưỡng 1 - 1
Đội ngũ chuyên gia đạt chuẩn có chứng chỉ của Viện Dinh dưỡng
Đội ngũ chuyên gia đạt chuẩn có chứng chỉ của Viện Dinh dưỡng
Giúp bạn trở thành bác sĩ dinh dưỡng cho chính bản thân mình
Giúp bạn trở thành bác sĩ dinh dưỡng cho chính bản thân mình
Không phải chờ đợi, quy trình nhanh chóng
Không phải chờ đợi, quy trình nhanh chóng
Cơ sở vật chất đẹp, sạch sẽ
Cơ sở vật chất đẹp, sạch sẽ
Vị trí thuận tiện, không tắc đường, không lo chỗ để xe
Vị trí thuận tiện, không tắc đường, không lo chỗ để xe