1, Câu hỏi 1: Sản phẩm dinh dưỡng A,B,C... này có chữa được bệnh X,Y,Z... này không? 

Trả lời: Thân cường thì bệnh nhược, cơ thể chúng ta chống lại bệnh tật bằng 2 nguồn lực quan trọng đó là: Ngoại lực và Nội Lực.

- Ngoại lực: Là sự tác động từ bên ngoài bằng thuốc, các can thiệp bằng phẫu thuật, thủ thuật... do các bác sỹ, thầy thuốc giúp chúng ta, do đó chúng ta cần tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sỹ.

- Nội lực: Đó chính là sức khoẻ của chúng ta, thể trạng của chúng ta, sức đề kháng (khả năng đáp ứng miễn dịch), khả năng tự chữa bệnh của chúng ta. Nội lực chủ yếu do chúng ta tự quyết định. 

Ngoại lực và nội lực có mối liên hệ qua lại và mật thiết với nhau. Chúng ta có được kết quả chữa bệnh tốt nhất khi chúng ta biết phát huy sự kết hợp của sức mạnh ngoại lực và nội lực. 

Nội lực của chúng ta chịu ảnh hưởng hay nói cách khác được tạo nên từ nhiều yếu tố khác nhau như: Dinh dưỡng, vận động, di truyền, thói quen, môi trường, công việc, tinh thần... Trong đó dinh dưỡng được xem là yếu tố quan trọng nhất. 

Như vậy sản phẩm dinh dưỡng A,B,C... cho dù không trực tiếp chữa bệnh X,Y,Z... nào đó nhưng nó hỗ trợ giúp tăng cường nội lực tốt hơn, kết hợp với thói quen vận động khoa học, lối sống lành mạnh, tinh thần vui vẻ, lạc quan, môi trường trong lành, an bình… thì kết quả chữa bệnh sẽ tốt nhất. 

2. Câu hỏi 2: Tôi bị bệnh X,Y,Z... liệu có dùng được thực phẩm hay sản phẩm dinh dưỡng A,B,C.. không? 

Trả lời: Người bệnh là người cần phải có một chế độ dinh dưỡng tốt nhất (Khoa học, cân bằng calo, giàu và cân đối các chất dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm, không có các yếu tố độc hại hay gây bất lợi cho căn bệnh đang mắc phải...). Do đó, nếu không có những lưu ý đặc biệt thì hoàn toàn có thể dùng được các loại thực phẩm hay sản phẩm dinh dưỡng A,B,C đó

3. Câu hỏi 3: Các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng A,B,C... này liệu có an toàn không?

Khi đánh giá một loại thực phẩm nào đó có an toàn hay không thì bạn phải dựa vào những tiêu chí sau đây để làm cơ sở đánh giá:
- Dựa vào các thông tin trên nhãn mác sản phẩm, bao gồm:
+ Thực phẩm đó chứa những thành phần dinh dưỡng nào, hãy xem số lượng, chủng loại hàm lượng các thành phần dinh dưỡng đó xem nó có phù hợp với đối tượng bạn đang định cho sử dụng hay không? Nếu phù hợp thì nó an toàn.
+ Chỉ số đường huyết (GI) và chỉ số tải đường (GL) của thực phẩm đó. Nếu những chỉ số này cao thì không tốt cho sức khoẻ, đặc biệt những người đang muốn giảm cân hoặc đang bị tiểu đường.
+ Hàm lượng protein có trong thực phẩm: Đây cũng là thông số cần thiết bạn cần biết để lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu protein của từng người, đặc biệt với những người có các lưu ý khi sử dụng protein
+ Hàm lượng chất xơ: cũng là một yếu tố cần thiết, sản phẩm nào càng giàu chất xơ càng có lợi cho sức khoẻ.
+ Các chất bảo quản và phụ gia: Xem loại thực phẩm đó có sử dụng các chất bảo quản và phụ gia không được phép không, hàm lượng chất bảo quản hay phụ gia có nằm trong giới hạn cho phép hay không.
+ Ngày sản xuất và hạn cuối cùng có thể sử dụng được: Với tiêu chí thực phẩm càng tươi mới càng tốt và càng an toàn, đặc biệt các thực phẩm tươi sống. Không sử dụng các thực phẩm quá hạn (mặc dù trông chúng vẫn ổn).

+ Nguồn gốc xuất xứ: Là thông tin quan trọng. Thực phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để bảo đảm độ tin cậy và an toàn.
+ Các thông tin lưu ý của nhà sản xuất
+ Cơ quan chứng nhận và cấp phép
- Dựa vào các yếu tố khác để đánh giá:
Ngoài các thông tin bạn có thể tìm hiểu trên bao bì, nhãn mác sản phẩm để đảm bảo sản phẩm đó có an toàn hay không thì những thông tin và các yếu tố sau đây đôi khi còn quan trọng và có sức nặng hơn so với các thông tin trên nhãn mác:
+ Uy tín, thương hiệu của nhà sản xuất: Nếu sản phẩm của bạn là những sản phẩm của các nhà sản xuất lớn, thương hiệu lớn, uy tín cao, có nhiều năm trên thị trường... cũng là những yếu tố giúp bạn yên tâm hơn.
+ Thị trường nào đã chấp nhận sản phẩm đó: Nếu sản phẩm bạn lựa chọn đã được lưu hành và sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia phát triển, văn minh, những quốc gia có các quy định khắt khe về vệ sinh, an toàn thực phẩm thì đó là những “chứng chỉ” đáng tin cậy về sự an toàn
+ Những ai đã dùng các sản phẩm đó: Nếu sản phẩm đã được những nhà khoa học, những người quan trọng, những nhiều, những người đó họ có lý do về sự an toàn để sử người nổi tiếng sử dụng thì bạn cũng không cần băn khoăn dụng nó. cơ quan quản lý có uy tín
+ Những cơ quan khoa học hay họ nói về sản phẩm đó như thế nào? Ví dụ FDA (Hoa Kỳ), WHO... họ cho phép sử dụng, khuyến cáo là an toàn thì bạn cũng có thể yên tâm.

+ Một yếu tố không kém quan trọng nữa đó là từ thực tế bạn chứng kiến những người đã ăn các thực phẩm đó, đã sử dụng các sản phẩm đó trong thời gian dài họ có cảm thấy an toàn không? Có vấn đề gì xảy ra với họ không?
Khi nói về an toàn của các sản phẩm thực phẩm, có một vấn đề phổ biến thường gặp hiện nay đó là: Người tiêu dùng thường TIN NGAY những điều không có cơ sở để tin (ví dụ thức ăn ở vỉa hè, chợ... không có bất cứ thông tin nào về sự an toàn, thành phần, nguồn gốc... nhưng khi chúng ta mua chúng ta không hề đắn đo hay hỏi han gì mà cứ thế mua. Nhưng với những sản phẩm có đầy đủ các thông tin cần thiết về sự an toàn ở trên thì người tiêu dùng lại băn khoăn, do dự và hỏi rất nhiều!). Chính vì vậy, là người tiêu dùng thông minh, bạn cần phải có các căn cứ, các cơ sở để đánh giá về sự an toàn của sản phẩm thực phẩm chứ không nên cảm tính hay theo “tin đồn”, dư luận không có cơ sở tin cậy.


4. Câu hỏi 4: Các thực phẩm có chứa đậu nành và chế phẩm từ đậu nành có làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ không?

Trả lời: Ung thứ vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ. Nếu hiểu biết thì chị em có thể phòng tránh, giảm thiểu nguy cơ mắc thư vú và có thể phát hiện sớm, điều trị hiệu quả.
- Sự liên quan giữa ung thư vú và hormon Estrogen
Estrogen hay còn gọi là hormon nữ tính do buồng trứng phụ nữ tiết ra. Estrogen rất quan trọng với sinh lý bình thường của phụ nữ, nó làm cho phụ nữ trở nên hấp dẫn, nữ tính. Nó tác động đến não, fim mạch, gan, tuyến vú, buồng trứng, tử cung, làn da, xương khớp... của phụ nữ. Esfrogen cũng duy trì ham muốn tình dục cho phụ nữ và làm chậm quá trình mãn kinh. Trong cơ thể estrogen luôn cần phải cân bằng. Nếu thiếu estrogen thì phụ nữ trở nên khô cứng, kém nữ tính, tuyến vú kém phát triển, tăng nguy cơ bệnh tim mạch, da xấu, dễ loãng xương, mãn kinh sớm và giảm ham muốn tình dục... Ngược lại, nếu dư thừa estrogen thì tăng nguy cơ mắc ung thu vú, gây thừa cân, béo phì do tăng tích mỡ. Với ung thư vú, Estrogen làm tăng phân chia tế bào tuyến vú, làm tăng nhanh kích thước khối u. 

- Dự phòng ung thư vú bằng cách nào? 

Một trong những nguyên tắc quan trọng đó là DUY TRÌ CÂN BẰNG ESTROGEN. Sau đây là những biện pháp hiệu quả để duy trì việc cân bằng (không thừa, không thiếu) lượng Estrogen của cơ thể phụ nữ: 

1. Sử dụng các thực phẩm làm giảm nguy cơ ung thư vú: 

+ Rau xanh, trái cây chứa Indole-3 Carbinol giúp chuyển đổi sang DIM trong cơ thể, giải phóng lượng Estrogen dư thừa trong gan. 

+ Sử dụng các thực phẩm chứa nhiều omega 3 như cá hồi, cả mòi, cá trích, hạt lanh... sẽ giúp loại bỏ estrogen dư thừa, tăng hoạt tính của các estrogen thiếu hụt, giúp hình thành estrogen tốt. hoá 

+ Sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy 

+ ĐẬU NÀNH; Chất Isoflavone trong đậu nành có cấu trúc tương tự 17b – estradiol sẽ giúp gắn kết với các thụ cảm thể estrogen đặc hiệu và đảm nhận nhiều chức năng của Estrogen. Đây là nguồn estrogen thực vật tốt nhất cho phụ nữ, nhưng NÓ KHÔNG PHẢI VÀ KHÔNG GIỐNG VỚI ESTROGEN TỰ SẢN XUẤT CỦA CƠ THỂ hay estrogen ở liệu pháp hormon thay thế. Do đó đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành giúp cân bằng estrogen (nếu cơ thể giảm sản xuất estrogen thì Isoflavone làm tăng hoạt tính estrogen và ngược lại) do đó ĐẬU NÀNH LÀM GIẢM NGUY CƠ UNG THƯ VÚ MỘT CÁCH ĐÁNG KỂ. Các quan điểm cho rằng đậu nành làm tăng nguy cơ ung thư vú là quan điểm không có cơ sở khoa học và là một NHẦM LẪN TẠI HẠI. Những ai đang có quan điểm đó họ đang nợ phụ nữ nói chung, phụ nữ bị ung thư vú nói riêng và người trồng đậu nành một lời xin lỗi! Năm 2013 một nhóm nhà khoa học đã phân tích kết quả của 20 nghiên cứu khoa học về ung thư vú cho thấy phụ nữ châu Á tỷ lệ ung thư vừa thấp hơn phụ nữ châu Âu, lý giải điều đó là vì phụ nữ châu Á có truyền thống và thói quen dùng đậu nành lâu đời. Đậu nành không chỉ hạn chế ung thư vú mà còn hạn chế bệnh fim mạch, cân bằng nội tiết, giúp kiểm soát cân nặng, làm chậm mãn kinh, chống loãng xương... HÃY GIẢI OAN CHO ĐẬU NÀNH VÀ CÁC SP LÀM TỪ ĐẬU NÀNH 

2. Tập thể dục đều đặn, kiểm soát cân nặng hợp lý: Những phụ nữ bị tăng cân trước và sau thời kỳ mãn kinh thì nguy cơ ung thư vú tăng lên. Phụ nữ trẻ bị thừa cân thì sau này nguy có ung thư vú cao hơn (giảm cân là một biện pháp hiệu quả để giảm nguy cơ ung thư vú).

3. Từ bỏ rượu, bia, thuốc lá: đây là những tác nhân làm tăng nguy cơ ung thư vú.

4. Tránh dùng liệu pháp hormon thay thế sau khi mãn kinh: các hormon trong liệu pháp hormon thay thế làm tăng nguy cơ
ung thư vú.
5. Duy trì quan hệ tình dục lành mạnh và cân bằng; duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ, thoải mái cũng góp phần giảm ung thư vú.
6. Nên có thói quen khám kiểm tra tầm soát ung thư vú thường xuyên để phát hiện nguy cơ ung thư vú sớm giúp ngăn chặn và điều trị hiệu quả. Tóm lại ung thư vú là bệnh có thể phòng tránh và giảm thiểu bằng chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng; lối sống năng động lành mạnh. Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành cũng như các sản phẩm có tính chống oxy hoá mạnh sẽ giúp ngăn ngừa hiệu quả ung thư vú.
 

5. Câu hỏi 5: Những người bị bệnh lý tuyến giáp có dùng được các thực phẩm chứa đậu nành và chế phẩm từ đậu nành hay không?

Trước hết cần hiểu rõ bệnh tuyến giáp là khái niệm để chỉ bệnh của tuyến giáp trạng, nó gồm rất nhiều bệnh khác nhau (Bướu cổ do thiếu iod; bướu cổ có nhân xơ; các bệnh cường chức năng tuyến giáp như Basedow; các bệnh suy chức năng tuyến giáp; Nang tuyến giáp; Viêm tuyến giáp hay ung thư tuyến giáp...).
Dinh dưỡng có ảnh hưởng đến các triệu chứng và kết quả điều trị bệnh tuyến giáp nhưng không phải bệnh nào của tuyến giáp cũng bị ảnh hưởng và bị ảnh hưởng giống nhau. Hiện nay nhiều người thường nhận được lời khuyên “Bị bệnh tuyến giáp thì không nên dùng đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành” -  Điều đó đúng hay sai? Đúng sai đến mức nào? Xin mọi người xem những thông tin khoa học sau đây:
- Đúng là trong đậu nành có chứa hợp chất có tên là GOITROGENS chất này sẽ làm ảnh hưởng đến hấp thu hormon tuyến giáp. Do đó khi ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất này sẽ làm ảnh hưởng tới triệu chứng và kết quả điều trị.
- Tuy nhiên goitrogens trong đậu nành với hàm lượng không cao. Trong khi đó các loại thực phẩm khác như các loại rau họ cải (cải xoăn, cải bắp, suplo, rau bina...) khoai lang, sắn (mì); lạc (đậu phộng); hạt kê; hạt thông... cũng chứa goitrogens thậm chí với hàm lượng còn cao hơn.
- Ngoài ra goitrogens sẽ bị bất hoạt và mất tác dụng ở nhiệt độ cao (do các enzyme tham gia tổng hợp goitrogens bị phân hủy)
-Trong một số sản phẩm được làm từ đậu nành nhà sản xuất cũng đã tìm cách loại bỏ goitrogens.
-Thực tế có rất nhiều thực phẩm có ảnh hưởng đến bệnh tuyến giáp nhưng tại sao chỉ có đậu nành là được “cảnh báo” nhiều như vậy? Có lẽ vì đậu nành là một loại thực phẩm phổ biến và nhiều sản phẩm được làm từ đậu nành đã rất thông dụng. Trong khi đó cafe là một đồ uống ảnh hưởng rất lớn đến bệnh lý tuyến giáp thì rất ít được nhắc tới?!
- Tóm lại: khi bị bệnh tuyến giáp, bạn vẫn có thể dùng đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành cũng như các loại thực phẩm đã nêu trên nhưng với số lượng vừa phải và nên nấu chín. Các sản phẩm làm từ đậu nành đã được loại bỏ goitrogens thì bạn có thể dùng bình thường.

6. Câu hỏi 6: Các thực phẩm sử dụng công nghệ biên đổi gen (GMO) có an toàn hay không? 

Xu thế sử dụng thực phẩm biến đổi gen (GMO – Genetically Modified Oganism) đang ngày càng gia tăng trên thế giới và Việt Nam vì những lợi ích không thể chối cãi của nó. 

Tuy nhiên cũng giống như nhiều vấn đề khác trong khoa học, thực phẩm GMO đang gây ra một sự “tranh cãi”: Một bên là ủng hộ việc sử dụng thực phẩm GMO và một bên là phản đối hay ngần ngại khi sử dụng thực phẩm GMO. Người viết bài này là một nhà khoa học về sức khoẻ xin chia sẻ những thông tin cơ bản và khách quan về thực phẩm GMO để mọi người tham khảo và có quyết định thông minh cho mình: 

1. Thực phẩm GMO là gì? 

Thực phẩm GMO hay còn gọi là thực phẩm chuyển gen thực phẩm công nghệ sinh học được các nhà khoa học tạo ra bằng công nghệ chuyển gen (tăng, bớt một vài gen nào đó hoặc chọn lọc các gen có nhiều tính trội; công nghệ khá phức tạp nên không trình bày ở đây) 

Nguyên tắc tạo ra thực phẩm GMO: chỉ làm biến đổi những gen mang tính có lợi; không làm đột biến hay thay đổi bất thường các gen của sinh vật. 

2. Lợi ích của thực phẩm GMO?

-  Mục đích: Để tạo ra những giống cây trồng mới hay vật nuôi mới có năng suất cao hơn; có hàm lượng protein và các chất dinh dưỡng cao hơn; chịu đựng tốt hơn với sự biến đổi của thời tiết; chống lại sâu bệnh tốt hơn; ít phải sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng...

-  Tăng năng suất của cây trồng vật nuôi từ đó bảo đảm an ninh lương thực và góp phần xóa đói giảm nghèo 

- Tiết kiệm được đất đai sản xuất, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học (1996-2012 đã tiết kiệm được 123 triệu ha đất sản xuất nhờ thực phẩm GMO) 

- Giảm được thuốc trừ sâu: Trung Quốc mỗi năm giảm được 50% lượng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp nhờ thực phẩm GMO; Năm 2012: thế giới đã loại bỏ được 497 triệu kg thuốc trừ sâu; giảm 27 tỷ khí thải CO, tương đương loại bỏ được 12 triệu ô tô lưu thông... 

3. Những vấn đề còn tranh cãi về thực phẩm GMO? 

- Những người phản đối thực phẩm GMO: Họ cho rằng thực phẩm GMO có thể tăng tính gây dị ứng của thực phẩm; thực phẩm GMO có thể làm tăng nguy cơ kháng lại kháng sinh của vi khuẩn hay có thể gây ngộ độc. Ngoài ra các nhà bảo vệ môi trường (theo hướng cực đoan) cho rằng thực phẩm GMO có thể góp phần làm mất cân bằng sinh thái tự nhiên vì phá vỡ các chuỗi thức ăn). Tuy nhiên họ không có các bằng chứng nghiên cứu thuyết phục về những vấn đề đó. 

- Những người ủng hộ thực phẩm GMO: Họ đã chứng minh là thực phẩm GMO ít gây dị ứng hơn thực phẩm truyền thống (vì được sàng lọc trước để không chứa các ADN tương tự như trình tự để mã hoá cho các phân tử protein gây dị ứng); thực phẩm GMO cũng không phải là nguyên nhân làm tăng khả năng kháng kháng sinh của cơ thể (việc này chiến lược sai lầm trong sử dụng kháng sinh gây nên); Trong khi đó vì có khả năng chống cỏ dại, chống sâu bệnh tốt hơn nên thực phẩm GMO đã giảm được đáng kể dư lượng kháng sinh, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, giảm khả năng nhiễm nấm độc nên sử dụng an toàn hơn so với thực phẩm truyền thống. Chưa nói thực phẩm GMO có hàm lượng đạm và các chất dinh dưỡng cao hơn thực phẩm truyền thống (gạo vàng giàu vitamin A, ngô giàu lysine hay đậu nành giàu omega 3 hon...). 

Trong một bức thư tập thể của 107 nhà khoa học đã từng đại giải Nobel về y học, hoá học, sinh học, vật lý... trên thế giới gửi cho tổ chức Hoà Bình Xanh (Green Peace) để phản đối tổ chức này về việc chống lại GMO, theo các nhà khoa học thực phẩm GMO không những tuyệt đối an toàn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ cũng như nó không hề gây mất cân bằng sinh thái tự nhiên. Những người ủng hộ GMO họ có nhiều bằng chứng nghiên cứu bảo vệ quan điểm của họ. 

4. Thực phẩm GMO có an toàn không? 

- Về lý thuyết: thực phẩm GMO hoàn toàn an toàn cho người sử dụng (vì những lý do đã nói ở trên) 

- Về thực tế: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy thực phẩm GMO hoàn toàn an toàn (cả trên động vật thí nghiệm và người tình nguyện). Trong suốt mấy chục năm từ khi xuất hiện trên thị trường, chưa có báo cáo nào về tác hại do thực phẩm GMO gây ra ở người. 

- Về pháp lý: Hiện nay hầu hết các tổ chức khoa học và các chính phủ khắt khe nhất trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm như: WHO; FAO; FDA; Hiệp hội y khoa Mỹ; Hiệp hội độc chất học Mỹ; Viện khoa học sự sống quốc tế; Viện hàn Lâm khoa học Mỹ; Hiệp hội Hoàng gia Anh; Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu; hay các quốc gia như Mỹ; Trung Quốc Ấn Độ; Nhật Bản (khoảng 60 nước, hầu hết là các nước phát triển) đã khẳng định thực phẩm GMO an toàn và cho phép sử dụng.
. Ở Việt Nam: Thực phẩm GMO đã được sử dụng khá rộng rãi, đặc biệt có những loại thực phẩm thì 80% sản phẩm trên thị trường là thực phẩm GMO. Trong một khảo sát ngẫu nhiên tại các siêu thị, chợ ở tp HCM: có 111/323 loại thực phẩm được khảo sát là thực phẩm GMO. Chỉ có điều hầu hết người tiêu dùng Việt Nam đều không biết những thực phẩm mình đang ăn hàng ngày có phải là thực phẩm GMO hay không.
5. Lời kết:
Sức khoẻ là vốn quý giá nhất của con người; quan tâm đến sức khoẻ là thói quen tốt cần xây dựng. Nhưng đứng trước những thông tin trái chiều người tiêu dùng hãy thông minh lựa chọn. Hãy có chứng kiến dựa trên các cơ sở khoa học, đừng nghe nói, đừng nghe tin đồn vô căn cứ. Hãy nhìn vào những người khoẻ mạnh họ đang ăn gì, nói gì 

Người viết bài này và gia đình đã sử dụng thực phẩm GMO hoặc các thực phẩm có thành phần từ thực phầm nguồn gốc GMO suốt 15 năm nay vì tôi tin tưởng nó an toàn và có lợi cho sức khoẻ! Còn bạn? Hãy là một người tiêu dùng thông minh!

7. Việc tối ăn các thực phẩm thông thường cũng có các vitamin, khoáng chất, vậy nếu tôi sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm bổ sung vitamin và khoảng liệu có nguy cơ bị thừa không?

Đúng là trong các thức ăn hàng ngày chúng ta ăn đều có các vitamin và khoáng chất khác nhau.
Tuy nhiên, có nhiều lý do làm cho chúng ta khó cung cấpđủ về chủng loại và hàm lượng của các vitamin và khoáng chất một số lý do thường gặp như: chất lượng thực phẩm không bảo đảm; việc thu hoạch, bảo quản, chế biến thực phẩm thiếu khoa học đặc biệt nhiệt độ là yếu tố quan trọng làm mất hầu hết các vifamin tan trong nước; thói quen ít ăn rau củ, trái cây, ăn đơn điệu ít món; suy giảm khả năng hấp thu của đường tiêu hoá...
Các nhà khoa học về dinh dưỡng đã khuyến cáo nếu muốn cung cấp đủ chủng loại và hàm lượng các vitamin và khoáng chất cho cơ thể thì cần duy trì ăn 10-15 món thực phẩm giàu dưỡng chất mỗi ngày, điều đó quả là không khả thi.
Do đó việc dùng thêm các thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất là cần thiết và nên. Các sản phẩm này là thực phẩm bổ sung, hàm lượng các vitamin và khoáng trong không cao, các nhà sản xuất đã tính toán theo nhu cầu của cơ thể. Nếu sử dụng đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất thì khả năng dư thừa các vitamin và khoáng hầu như không có.

Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý thêm: một số vitamin và khoáng chất ở hàm lượng được khuyến nghị (RDA) là hàm lượng tối thiểu của chất đó khi cấp với hàm lượng đó thì cơ thể sẽ không mắc các bệnh do thiếu hụt chất đó gây ra, gọi là “ngưỡng dinh dưỡng tối thiểu”. Tuy nhiên với hàm lượng đó thì nó sẽ không đạt được một số lợi ích khác. Ví dụ: Vitamin C ở ngưỡng dinh dưỡng tối thiểu là 80 mg/24h, khi đạt được liều lượng đó cơ thể sẽ không bị bệnh xuất huyết do thiếu vitamin C, nhưng muốn đạt được hiệu quả chống oxy hoá, giúp tái tạo cơ bắp, collagen thì liều vitamin C phải đạt từ 250 mg - 1000 mg/24 giờ, đây được gọi là “ngưỡng dinh dưỡng tối ưu cho cơ thể.”. Đương nhiên khi đạt liều lượng đó vẫn bảo đảm an toàn 

Tóm lại việc bạn ăn uống thông thường kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất theo khuyến nghị của nhà sản xuất và các chuyên gia sẽ không gây ra nguy cơ “thừa” vitamin và khoáng như bạn nghĩ. Trừ một số vitamin khi thừa có thể gây ngộ độc như vitamin A chẳng hạn, còn lại hầu hết vitamin và khoáng chất khi thừa cơ thể sẽ đào thải ra khỏi cơ thể để bảo đảm sự an toàn. 

8. Tôi có thể tự dùng sản phẩm này tại nhà mà không cần đến nhóm dinh dưỡng hay câu lạc bộ được không? 

Như bạn đã biết sức khoẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, mặc dù dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất. Trên thực tế, sản phẩm thực phẩm rất quan trọng nhưng nó không thể quyết định toàn bộ sức khoẻ của bạn mà nó còn phụ thuộc vào thói quen vận động, lối sống và cả trạng thái tinh thần của cách bạn ăn, số lượng bạn ăn, cách bạn bổ sung nước cho cơ bạn nữa. 

Muốn có được kết quả tốt nhất, bền vững nhất về sức khoẻ hay kiểm soát cân nặng thì điều quan trọng nhất cũng là gốc của vấn đề đó là bạn phải trở thành một người tiêu dùng tự giác và thông thái. Bởi vì giảm cân hay cải thiện sức khoẻ là một cuộc hành trình chứ không chỉ là một điểm đến. Điểm đến ở đây là số cân nặng bạn giảm được, vòng bụng bạn giảm được, số cơ bạn tăng lên, lượng mỡ bạn giảm xuống hay một vấn đề nào đó về sức khoẻ bạn đạt được. Tuy nhiên, nếu bạn không thay đổi, bạn không có kiến thức về dinh dưỡng, về vận động về chăm sóc sức khoẻ và không thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh thì những kết quả đó chỉ là tạm thời, nó sẽ không ở lâu dài với bạn! 

Nhóm dinh dưỡng là nơi để bạn học các kiến thức nói trên một cách đơn giản và tự nhiên, là nơi bạn được các huấn luyện viên hướng dẫn, kèm cặp, truyền động lực và cảm hứng cũng như kiểm tra giám sát giúp bạn. Ở nhóm dinh dưỡng, bạn không chỉ được hướng dẫn để có được những sản phẩm thực phẩm tuyệt vời mà bạn còn nhận được rất nhiều giá trị gia tăng khác mà nếu ở nhà bạn sẽ không thể nhận được. Đó là lý do tại sao bạn cần phải đến nhóm, đó là lý do tại sao hàng chục ngàn người trong nhiều năm qua họ đã có kết quả tuyệt vời và bền vững! Nhóm dinh dưỡng đã thay đổi họ, đã biến họ trở thành những khách hàng tự giác, chủ động và thông minh! 

9. Tôi áp dụng chương trình dinh dưỡng này để giảm cân nhưng liệu sau khi tôi giảm được cân thì có bị tăng cân trở lại không? 

Như tôi đã trình bày ở trên giảm cân là một cuộc hành trình chứ không chỉ là điểm đến, đó chính là triết lý giảm cân quan trọng của chúng tôi. Nếu bạn chỉ đạt mục tiêu giảm một số cân nào đó, thay đổi một số chỉ số cơ thể nào đó, bạn có thể làm được và chúng tôi cam kết hoàn toàn có thể giúp bạn làm được. Nhưng bạn hãy nhớ: 95% những người giảm cân bị tăng cân trở lại trong vòng 5 năm! Do vậy, quá trình giảm cân chính là cuộc hành trình thay đổi của bạn (thay đổi cách ăn, thay đổi loại thức ăn mà bạn ăn, thay đổi số bữa ăn, thay đổi thói uống nước, vận động, thay đổi giấc ngủ của bạn, thói quen lối sống của bạn...) theo chiều hướng tích cực, khoa học và lành mạnh. Phương pháp giảm cân hay sản phẩm hỗ trợ giảm cân không giúp bạn giữ được cân nặng hay vóc dáng ổn định lâu dài mà chỉ có thói quen, lối sống và cách ăn uống của bạn mới làm được điều đó. Đó là lý do chúng tôi đã giảm cân thành công cho hàng ngàn người mà họ không hề bị tăng cân trở lại! Đó cũng là lời khuyên của chúng tôi với bạn: muốn có kết quả lâu dài, bền vững hãy đến nhóm dinh dưỡng!

10. Tôi phải dùng các sản phẩm này trong bao nhiêu lâu?

Có một câu hỏi dành trước cho bạn đó là “chúng ta sẽ còn tiếp tục ăn bao lâu nữa?” dĩ nhiên câu trả lời là “ăn cho đến lúc không thể ăn được nữa!”, đúng vậy. Nếu như bạn có trong tay những bữa ăn, những thực phẩm có chất lượng, bảo đảm an toàn, mang lại cho bạn nhiều lợi ích về sức khoẻ, giá cả hợp lý... thì bạn sẽ dùng nó trong bao lâu?
Các sản phẩm bạn đang hỏi là thức ăn, là các thực phẩm như vậy cho nên việc dùng nó tốt nhất là nên hàng ngày và lâu dài. Nếu để lựa chọn dùng nhiều sản phẩm trong một thời gian ngắn, hoặc dùng một số sản phẩm cần thiết, cơ bản nhưng dùng lâu dài thì sự lựa chọn khôn ngoan và hiệu quả là dùng vừa phải sản phẩm nhưng lâu dài. Chúng tôi đã áp dụng chương trình chăm sóc sức khoẻ chủ động với những bữa ăn lành mạnh và các sản phẩm thực phẩm bổ sung này suốt 16 năm, hiện chúng tôi đang có sức khoẻ tuyệt vời và gia đình tôi sẽ dùng chúng suốt đời như những bữa ăn đáng tin và đáng yêu nhất của mình.