Quản Lý Cân Nặng Hiệu Quả: Hiểu Rõ Về Cơn Đói Và Thèm Ăn
1. Cơn đói và cảm giác no
2. Cơn đói và sự thèm ăn
- Cơn đói là nhu cầu muốn có thức ăn thuộc về sinh lý, là cơ chế tự nhiên do các tín hiệu từ bên trong như lượng đường trong máu thấp, hoặc tình trạng bụng rỗng gây nên.
3. Một số yếu tố có thể giúp kiểm soát tốt hơn cảm giác thèm ăn
- Nước: Nước giúp làm giãn dạ dày, kích thích tạo cảm giác “no”, tuy nhiên cảm giác no này chỉ tồn tại trong một thời tục phản ứng lại với tình trạng thiếu dưỡng chất. gian ngắn do nước nhanh chóng được hấp thu và cơ thể tiếp.
Bưởi: Mùi của bưởi có tác dụng làm giảm kích hoạt dây thần kinh phế vị, giúp giảm cảm giác thèm ăn.
- Nicotin: Nicotin (có trong khói thuốc lá) kích hoạt các thụ cảm tại vùng dưới đồi của não, làm giảm các tín hiệu về cơn đói, điều này lý giải những người hút thuốc lá thì họ ít có cảm giác thèm ăn hơn và khi họ cai thuốc thì dễ bị tăng cân do tăng cảm giác thèm ăn và tăng tín hiệu về cơn đói.
- Tập thể dục, vận động: Các bài thể dục nhịp điệu cường độ cao có tác động đến việc giải phóng các hormon đói, tạm thời kiềm chế cơn đói.
4. Cơ chế hoạt động của hệ thống kiểm soát cơn đói
Tất cả những kích thích đói nói trên báo cho não chúng ta biết là cơ thể cần thức ăn và chúng ta sẽ ăn vào.
- Dạ dày giãn ra: Sau khi chúng ta ăn đủ, thức ăn lấp đầy dạ dày, dạ dày bắt đầu giãn ra kích thích các thụ cảm thể trên thành dạ dày, điều này khiến các hoá chất có tác dụng giảm cơn đói được giải phóng và chúng ta bắt đầu giảm cảm giác đói. Điều này lý giải lúc chúng ta đói, nếu chúng ta uống nước thì nước hay một số chất lỏng khác cũng làm giãn dạ dày làm cho chúng ta đỡ đói. Tuy nhiên, nước và các chất lỏng này nhanh chóng bị hấp thụ và cơn đói sẽ quay trở lại.
- Tuy giải phóng Insulin: Dạ dày giãn ra và nồng độ glucose trong máu tăng lên sẽ kích thích sự tiết insulin từ tuyến tuỵ, cho phép chuyển glucose thành năng lượng và chuyển glucose thành glycogen (trong gan, cơ) và thành mỡ ở mô mỡ. Insulin
cũng làm cho não trở nên nhạy cảm với các tín hiệu no hơn.
- Leptin di chuyển lên não: Các tế bào mỡ sinh ra một loại hormon ức chế cơn đói đó là leptin. Sau khi chúng ta ăn, leptin được tăng tiết nhiều hơn do đó chúng ta sẽ cảm thấy no. Ngược lại, mức leptin sẽ giảm thấp khi chúng ta nhịn ăn khiến cho chúng ta thấy đói.
- Não nhận được các tín hiệu “no”; Thần kinh phế vị gửi các tín hiệu đến vùng dưới đồi của não để thông báo cơ thể đã tiêu thụ thức ăn và làm giảm cơn đói.
Trên thực tế, những người có xu hướng thừa cân, béo phì thường nhạy cảm hơn với các kích thích “đói” từ bên ngoài nhưng ngược lại họ lại ít nhạy cảm hơn với hormon “no” leptin. Việc dùng leptin để làm thuốc chữa béo phì sẽ ít có hiệu quả vì cơ thể sẽ nhanh chóng thích nghi và càng ngày sẽ càng ít nhạy cảm hơn với leptin, kể cả leptin ở liều cao.
- Khi bạn đói thật sự (dạ dày rỗng, đường máu hạ) bạn cần bó sung thức ăn cho cơ thể. Nhưng khi bạn thèm ăn, bạn cần phải xem có thật sự do bạn đói hay không? Phần lớn cảm giác thèm ăn là do những tác động từ bên ngoài vào chứ không phải thật sự do cơ thể bạn cần thức ăn! Lúc đó bạn phải biết cách kiểm soát cơn thèm ăn của mình để duy trì sức khoẻ, cân nặng.