VITAMIN
1. Vitamin là gì?
2. Vai trò của vitamin với cơ thể?
3. Một số bệnh và tình trạng sức khoẻ liên quan đến vitamin
- Vitamin là các dưỡng chất có trong thực phẩm mà cơ thể chúng ta cần với số lượng ít hoặc rất ít. Mặc dù vậy, vitamin có vai trò đặc biệt quan trọng với sức khoẻ, bệnh tật, thậm chí là tính mạng của chúng ta!
- Vitamin B2: Cần cho trao đổi chất, làn da, mắt và hệ thần kinh. Thiếu B2 có thể gây thiếu máu, thể lực yếu ớt.
- Vitamin B3: Duy trì sự khoẻ mạnh của hệ thần kinh, não, tim mạch, máu, da, niêm mạc và quá trình trao đổi chất
- Vitamin B5: Quan trọng với quá trình trao đổi chất, sản xuất ra các chất dẫn truyền thần kinh, hormon và haemoglobin
- Vitamin B6: Tham gia duy trì chức năng thần kinh, quá trình trao đổi chất, tạo ra các kháng thể và haemoglobin. Thiếu hụt B6 có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần.
- Vitamin B7 (Biotin): cần thiết cho xương, tóc khoẻ mạnh. Quan trọng cho sự trao đổi chất béo. Thiếu B7 có thể gây viêm da, đau cơ và phù nề lưỡi.
- Vitamin B9 (acid folic): Thiết yếu cho sự phát triển khoẻ mạnh của trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai thiếu B9 sẽ tăng nguy cơ trẻ sinh ra mắc dị tật nứt cột sống.
- Vitamin B12: Tham gia vào sự trao đổi chất, tạo hồng cầu. Thiếu B12 có thể gây thiếu máu ác tính.
- Vitamin C (acid ascobic): Là một chất chống oxy hoá mạnh. Tham gia vào quá trình sinh trưởng và sửa chữa các mô khác nhau của cơ thể (tham gia quá trình tạo cơ, tái tạo tổ chức collagen, làm bền vững thành mạch máu...). Cải thiện chất lượng da, niêm mạc. Tăng sức đề kháng và hệ thống miễn dịch. Thiếu vitamin C có thể gây chảy máu,vết thương khó lành.
4. Phân loại các vitamin?
Có 2 nhóm vitamin: đó là các vitamin tan trong nước và các vitamin tan trong dầu mỡ:
- Vitamin tan trong nước: như vitamin nhóm B (B1; B2, B3, B5, B6; B7; B9, B12) và vitamin C, là những vitamin được chuyển hoá nhanh và đào thải qua đường nước tiểu, cơ thể chỉ lưu trữ ở mức độ thấp và không lâu dài, do đó cần bổ sung hàng ngày qua thức ăn và thực phẩm bổ sung.
Vì tan trong nước cho nên các viatmin này có thể nhanh chóng mất đi trong quá trình chế biến thực phẩm (rửa, ngâm, luộc rau củ). Do đó các vitamin này thường có mặt trong các loại thực phẩm “bổ sung”.
- Vitamin tan trong dầu (A; D; E; K) là những vitamin chuyển hóa chậm, được dự trữ với lượng lớn ở gan, do đó không cần thiết bổ sung hàng ngày qua bữa ăn, nếu bổ sung nhiều có thể gây ngộ độc.
5. Cơ thể chúng ta lấy vitamin từ đâu?
Loại trừ một phần vitamin D do cơ thể chúng ta tự tổng hợp được khi da chúng ta tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và vitamin K do các vi khuẩn có lợi trên đường ruột tạo ra thì hầu hết các uống hàng ngày. vitamin cơ thể chúng ta phải lấy từ thực phẩm chúng ta ăn Thực phẩm giàu vitamin chủ yếu từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật (rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt) và từ sữa, các chế phẩm từ sữa.
6. Cung cấp vitamin như thế nào để tốt cho sức khoẻ?
- Mỗi loại vitamin khác nhau thì cơ thể cần với một hàm lượng khác nhau. Có những loại vitamin cơ thể chúng ta cần với một khối lượng lớn hơn nhưng cũng có những vitamin cơ thể chúng cầu của cơ thể là cách tốt nhất. ta cần với số lượng rất ít. Cung cấp đủ các vitamin so với nhu
- Về chủng loại, cơ thể chúng ta cần rất nhiều loại vitamin khác nhau. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên ăn uống phong phú chủng loại thực phẩm (tối thiểu mỗi ngày cấp đủ các vitamin cho cơ thể). cần ăn khoảng 10 - 15 loại thực phẩm khác nhau để cung
- Mặc dù trong thực phẩm khá phong phú các vitamin, tuyên nhiên có nhiều nguyên nhân làm chúng ta dễ bị thiếu cả về chủng loại và hàm lượng các vitamin (thực phẩm kém chất lượng, thu hoạch và bảo quản thực phẩm không đúng cách nhiệt độ khi chế biến thực phẩm; thói quen ít ăn rau xanh, trái cây; khả năng hấp thu kém...). Do đó, việc sử dụng thêm các thực phẩm bổ sung vitamin một cách hợp lý là cần thiết cho sức khoẻ.
- Khi sử dụng thêm các thực phẩm bổ sung vitamin, chúng ta nên sử dụng trong hoặc ngay sau các bữa ăn (giúp hấp thu tốt hơn và hạn chế cảm giác khó chịu khi sử dụng lúc đói). Bổ sung vitamin có nguồn gốc từ thảo dược (ảnh st)
- Bạn rất khó nhận biết liệu mình có thiếu vitamin hay không, kể cả thiếu trong nhiều năm. Thậm chí khi bạn thấy sức khoẻ của mình suy giảm, năng lượng thấp, già nhanh hơn so với tuổi, da xấu, chất lượng cuộc sống kém... bạn cũng không hề nghĩ vitamin là một trong những “thủ phạm”