• Ngày càng có nhiều các bác sỹ, các nhà khoa học và din dưỡng học cho rằng nhiều bệnh tật của cơ thể chúng ta đến t sự mất cân bằng giữa acid và kiềm. 

1. Độ pH của cơ thể là gì? 

- Độ pH là thước đo độ acid hay kiềm của một dung dịch, nó phản ánh tỷ lệ giữa các ion dương (tạo acid) và các ion âm (tạc kiềm). Độ pH dao động trong khoảng 0-14. Dung dịch có pH = 7 là trung tính, những dung dịch pH > 7 là dung dịch kiềm còn những dung dịch có pH < 7 là dung dịch acid. 

- Nước là thành phần lớn nhất của cơ thể (chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể), nước là thành phần chính tạo ra “nội môi” của cơ thể mà điển hình là máu và các dịch gian bào. pH máu của cơ thể dao động trong khoảng 7,35 - 7,45 tức là hơi kiềm.

-  Khi pH máu < 7,35 cơ thể nhiễm acid còn khi pH máu > 7,45 cơ thể nhiễm kiềm. Cả hai tình trạng nhiễm acid hay nhiễm kiềm đều không tốt cho sức khoẻ và là nguyên nhân phát sinh bệnh tật. Thậm chí nếu pH máu dưới 6,8 hoặc trên 7,8 thì các tế bào ngừng hoạt động và cơ thể sẽ chết. Do đó, cơ thể có hệ thống điều tiết liên tục (hệ thống đệm) để duy trì sao cho pH máu = 7,A. Khi sự cân bằng này bị mất, nhiều vấn đề về sức khoẻ, bệnh tật sẽ xảy ra.

- Phần lớn các hoạt động sống của con người đều có xu hướng tạo acid. Tuy nhiên thức ăn có khả năng làm cơ thể acid hoá hay kiềm hoá. Một chế độ ăn uống mất cân bằng do tiêu nhiều loại thực phẩm tạo acid như protein động vật, đường, cafe, thực phẩm chế biến sẵn... sẽ gây áp lực lên hệ thống điều tiết của cơ thể. Để làm kiềm hoá máu đang bị nhiễm acid, cơ thể phải lấy kiềm (Natri, Kali, Magie, Calci) từ các nguồn có sẵn trong cơ thể. Kiềm (các khoáng chất trên) được rút ra từ các cơ quan và xương để trung hoà acid bằng phản ứng hoá học (acid + kiềm = muối + nước) sau đó loại bỏ nó ra khỏi cơ thể. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ trở nên nghiêm trọng khiến cơ thể bị bệnh do thiếu kiềm. 

2. Nguy cơ nhiễm acid của cơ thể 

Tình trạng nhiễm acid của cơ thể càng ngày càng trở nên phổ biến do những lý do sau đây: 

- Tiêu thụ quá nhiều thức ăn có khả năng tạo acid trong cơ thể 

- Lối sống hiện đại (stress, mất ngủ, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích, trì trệ ít hoạt động hoặc hoạt động quá sức...)

- Ăn ít các thực phẩm có khả năng tạo kiềm trong cơ thể 

- Các tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể 

Do tình trạng nhiễm acid, cơ thể cố gắng bù đắp để kiềm hoá độ pH máu bằng cách sử dụng các khoáng chất kiềm, nếu không đủ để kiềm hoá máu thì tế bào của cơ thể sẽ bị tích tụ acid.  

3. Các vấn đề gây ra cho cơ thể khi cơ thể thiếu kiềm 

Nếu cơ thể không ở mức pH kiềm nhẹ (pH = 7,4) thì có thể không thể tự lành bệnh. Tình trạng acid hoá sẽ làm giảm khả năng hấp thu khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác khiến tế bào giảm khả năng tự sửa chữa, cơ thể giảm khả năng chống lại các tế bào ung thư, giảm khả năng giải độc kim loại mệt mỏi dễ mắc bệnh. nặng, làm cho tế bào khối u phát triển mạnh, làm cho cơ thể 

4. Các vấn đề gây ra cho cơ thể khi cơ thể thừa acid? 

Khi cơ thể bị acid hoá (nhiễm toan), nhiều vấn đề về sức khoẻ và bệnh tật sẽ phát sinh như: Các vấn đề tim mạch, giảm khả năng tiêu hoá, tăng cân, béo phì, tiểu đường, bệnh goute, sỏi thận, viêm loét dạ dày, hỏng men răng, loãng xương, dễ nhiễm nấm, dễ viêm nhiễm, suy giảm miễn dịch, tăng sinh gốc tự do trong cơ thể, tăng nguy cơ ung thư, da khô, tóc dễ gãy, móng sần sùi dễ gãy, lão hoá sớm, đau mỏi cơ do tích tụ acid lactic, dễ bị chuột rút, dễ rối loạn cảm xúc, hay cáu gắt, miệng, loét miệng, giảm trí nhớ... trầm cảm, thiếu năng lượng, mệt mỏi, rối loạn nội tiết, dễ nhiệt

  • Hãy nhớ: Có những loại thực phẩm trong điều kiện tự nhiên ở dạng kiềm nhưng trong quá trình chế biến, bảo quản công nghiệp và sau khi tiêu hoá nó sẽ làm acid hoá cơ thể và ngược lại.

5. Thực phẩm tạo kiềm và thực phẩm tạo acid?


- Chế độ ăn kiềm hoá là một lựa chọn tốt cho những người muốn có sức khoẻ tốt. Ăn uống khoa học, cân bằng nhằm lấy lại sự cân bằng đã bị mất, trước hết là sự cân bằng về acid - kiềm là một trong những cách thức để chúng ta duy trì sức khoẻ tốt, dự phòng bệnh tật và làm cho quá trình lão hoá trở nên lành mạnh.
Thay vì tập trung vào các loại thực phẩm có nhiều chất đường bột tinh chế (bánh mỳ trắng, khoai tây chiên, bánh ngọt, kẹo, nước ngọt...) thịt, sữa... thì hãy nên áp dụng một chế độ ăn uống có xu hướng đưa cơ thể về môi trường kiềm yếu, theo hướng cân bằng về trái cây tươi, rau quả, ngũ cốc nguyên cảm, nguyên hạt và các nguồn protein lành mạnh như đậu nành, các loại đậu, các loại dầu lành mạnh như dầu oliu, dầu hạt lanh, muối biển, miso, famari... Những thực phẩm này trong trạng thái tự nhiên có thể có tính kiềm hay acid nhưng trong cơ thể chúng ta, sau quá trình tiêu hoá nó sẽ tạo ra môi trường kiềm trong cơ thể. Khi pH của cơ thể có mức kiềm nhẹ thì tất cả các cơ quan bộ phận trong cơ thể sẽ khoẻ mạnh và hoạt động hiệu quả hơn. 

- Chúng ta nên ăn khoảng 60% - 80% là thực phẩm tạo kiềm, chỉ nên ăn 20% - 40% thực phẩm tạo acid. Khi duy trì được chế độ ăn như vậy, cơ thể bạn sẽ đạt được trạng thái kiềm nhẹ (dao động xung quanh mức 7,4) đó chính là môi trường tuyệt vời nhất để có một sức khoẻ tốt. 

6. Một số thực phẩm tạo kiềm trong cơ thể trên thị trường để bạn lựa chọn? 

- Hầu hết các loại trái cây tươi, rau, củ có khả năng tạo kiềm trong cơ thể trong cơ thể 

- Các ngũ cốc nguyên cám, nguyên hạt có khả năng tạo kiềm 

- Các loại protein từ đậu nành, các loại đậu, lạc, vừng, hạt óc chó, hạt hạnh nhân... có khả năng tạo kiềm trong cơ thể. 

- Một số loại chất béo tốt như dầu oliu, dầu hạt lanh, canola, omega 3 trong một số loại cá cũng có xu hướng tạo kiềm trong cơ thể 

- Sữa đậu nành, sữa dê cũng là các loại thực phẩm tạo kiềm 

- Trà thảo mộc, trà xanh, nước chanh, dung dịch lô hội là những đồ uống có khả năng tạo kiềm trong cơ thể.

  • Để duy trì sức khoẻ, chế độ ăn nên bao gồm ít nhất 60% thực phẩm tạo kiềm và tối đa 40% thực phẩm tạo acid. Không cần cắt bỏ tất cả các thực phẩm tạo acid bởi vì một số thực phẩm tạo acid cũng rất cần cho cơ thể, quan trọng là tỷ lệ hợp lý để đạt được sự cân bằng cho cơ thể. hoặc hạn chế?


7. Một số loại thực phẩm tạo acid bạn nên tránh trong cơ thể.

- Các loại thịt động vật, đặc biệt thịt đỏ có khả năng tạo acid
- Các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm sử dụng các chất có thể bảo quản lâu dài, trong thức ăn nhanh có xu hướng tạo acid.
- Các loại đường bột tinh chế như bánh mỳ trắng, gạo xay xát kỹ, đường trắng, bánh ngọt, kẹo, trà sữa, kem... có xu hướng tạo acid trong cơ thể. Các đồ uống có cồn như rượu, bia, nước ngọt có gas, cafe là những đồ uống có khả năng tạo acid trong cơ thể.


8. Một số điểm cần lưu ý

- Có một số khác biệt trong danh sách các thực phẩm tạo acid hay tạo kiềm mà bạn có thể tìm thấy trên các tài liệu khác nhau. Danh mục chúng tôi đề xuất được dựa trên các nghiên cứu tin cậy và từ kinh nghiệm tư vấn cho hàng ngàn khách hàng với những kết quả tuyệt vời của họ mang lại. Danh mục này chỉ có tính tương đối.

- Có những thực phẩm bản chất là thực phẩm tạo kiềm nhưng trong quá trình chế biến công nghiệp do sử dụng các hoa chất bảo quản nên chúng đã bị biến thành các thực phẩm tạo acid. Do đó nên hạn chế các thực phẩm bảo quản, thực phẩm chế biến sẵn. 

- Gạo lứt và gạo xát trắng đều là các thực phẩm tạo acid, tuy nhiên gạo lức tạo acid yếu, hơn nữa ăn gạo lức phải nhai kỹ nên nó đã bị kiềm hoá trong quá trình tiêu hoá. 

- Chanh, dung dịch lô hội là những thực phẩm có tính acid nhưng vào cơ thể chúng ta chúng lại có khả năng tạo kiềm. 

- Khi tiêu hoá, thức ăn bị oxy hoá để tạo thành nước, carbon dioxide và hợp chất vô cơ. Tính kiềm hay acid của hợp chất vô cơ được tạo ra quyết định thực phẩm đó tạo kiềm hay tạo acid. Nếu các thực phẩm chứa nhiều Natri, Kali, Calci thì đó là thực phẩm tạo kiềm. Nếu thực phẩm chứa nhiều Lưu huỳnh (S), Phốt phát (P), Clo (Cl) thì thực phẩm đó tạo acid. 

- Khi bạn sử dụng chế độ ăn uống có tính tạo acid mạnh, cơ thể bạn sẽ lưu trữ acid dư thừa trong tổ chức mỡ, đó là lý do tại sao nhiều người gặp khó khăn trong việc giảm cân. Theo thời gian, cơ thể bạn bị rút mất calci từ xương (nhằm để bù đắp phần kiềm thiếu hụt trong cơ thể), đó là lý do tại sao khi về già cơ thể thường bị “thu nhỏ”. 

- Máu đóng vai trò trong việc vận chuyển oxy, năng lượng và các chất dinh dưỡng đến tất cả tế bào của cơ thể. Bình thường, các tế bào hồng cầu có một điện tích âm bên ngoài và một điện tích dương bên trong, điều này giúp các tế bào hồng cầu luôn tách xa nhau, không bị kết dính với nhau giúp máu lưu thông dễ dàng. Tuy nhiên, khi cơ thể của bạn bị acid hoá các tế bào hồng cầu của bạn không còn khả năng tách rời nhau mà chúng sẽ bị hút co cụm với nhau, kết dính với nhau gây cản trở lưu thông, thậm chí gây tắc mạch nhất là các mạch máu nhỏ. Hậu quả là các tế bào không được cung cấp đủ oxy, năng lượng và các chất dinh dưỡng. 

- Khi cơ thể bị acid hóa chúng ta dễ mắc các bệnh chuyển hoá trong đó điển hình là tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường thường gặp biến chứng do tắc mạch, nguyên nhân do đường máu tăng cao bám vào hồng cầu làm máu chảy chậm lại. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cơ thể bị acid hoa làm các hồng cầu có xu hướng kết dính với nhau cũng là một nguyên nhân nữa gây tắc mạch.

Điều này cũng lý giải tại sao những người mà cơ thể bị acid hoa thường dễ thiếu máu lên não gây đau đầu, ngủ không sâu giấc, ngủ dậy vẫn thấy đau đầu, mệt mỏi hoặc thích nằm lỳ, ngủ nướng. 

- Phần lớn chúng ta thường cho rằng bệnh tật là do các yếu tố từ bên ngoài như thời tiết, nhiệt độ, vi khuẩn, virus, kí sinh trùng... gây nên. Tuy nhiên, sự thật thì phần lớn bệnh tật, đặc biệt là các bệnh không lây nhiễm lại được hình thành do các rối loạn bên trong, do chúng ta đã tạo ra một môi trường “độc hại” trong cơ thể chúng ta từ chế độ ăn uống bất hợp lý, từ sự trì trệ vận động, từ sự căng thẳng và áp lực, từ những thói quen xấu cho sức khoẻ (rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích...) Điều này cũng giống như khi bạn thấy con cá vàng trong bể cá của bạn không còn khoẻ mạnh và bạn cũng thấy nước trong bế cá của bạn đã bị bẩn, đục. Thay vì vợt con cá ra để chữa trị cho nó thì bạn nên làm sạch và thay nước cho bể vậy

  • Cơ thể có xu hướng dễ bị nhiễm acid, lý do: khoảng 80% các thức ăn và nước uống có khả năng gây nên tình trạng acid cho cơ thể. Chưa nói đến các quá trình viêm nhiễm, sự căng thẳng, mệt mỏi, tình trạng thừa cân, béo phì, các bệnh không lây nhiễm, lối sống hiện đại đều làm tăng khả năng nhiễm acid cơ thể. Khi cơ thể càng bị acid hoá thì càng dễ mắc các bệnh tật!