1. Chất khoáng là gì? 

Chất khoáng là các chất hoá học tồn tại trong tự nhiên, nhưng cũng tồn tại trong cơ thể chúng ta với những hàm lượng khác nhau. Cơ thể chúng ta cần 7 loại “chất khoáng đa lượng tức là những chất khoáng mà cơ thể cần với số lượng tương đối lớn. Ngoài ra cơ thể cũng cần những chất khoáng với số lượng vô cùng nhỏ gọi là các “chất khoáng vi lượng”.

2. Chất khoáng có từ đâu? 

Chất khoáng bắt nguồn từ đất, đá trong tự nhiên, rồi fan vào nước ngầm để trở thành các hạt tích điện, hay các ion. Phù sa mang các khoáng chất bồi đắp trên các bãi bồi. Cây cối, rau củ hấp thụ các khoáng chất này từ đất, từ nước ngầm. Các động vật ăn cỏ, ăn thực vật hấp thụ các khoáng chất theo chuỗi thức ăn. Con người sử dụng ngũ cốc, rau củ, trái cây hay sử dụng thực phẩm từ thịt, cá, trứng, sữa... lấy các khoáng chất từ các thực phẩm đó.
  • Cơ thể chúng ta được ví như một tiểu vũ trụ, bởi vậy nó có hầu hết những khoáng chất nào có trong tự nhiên, với những tỷ lệ khác nhau. Khoáng chất là một phần không thể thiếu của cơ thể chúng ta, phải lấy từ thức ăn nước uống hàng ngày. 

3. Vai trò của chất khoáng với cơ thể? 

Cũng giống các vitamin, các chất khoáng giúp cho chức năng của các tế bào cơ thể hoạt động bình thường. Sau đây là vai trò chức năng cơ bản của một số chất khoáng: 
- Các chất khoáng đa lượng: 
+ Calci (Ca): Thiết yếu để tạo xương, duy trì cho xương, răng chắc khoẻ. Tham gia vào hoạt động của cơ bắp, cơ tim và các dây thần kinh. Ngoài ra Ca còn tham gia vào hoạt động của hệ miễn dịch, các đáp ứng dị ứng. Thiếu Ca gây xương, loãng xương dễ gãy xương, răng không chắc khoẻ, gây co cứng cơ (chuột rút), gây rối loạn hoạt động coi cơ fim... 
+ Magiê (Mg): Tham gia cấu trúc của xương và cấu trúc bên trong của các tế bào cơ thể. Cần thiết cho hệ miễn dịch, hoạt động của cơ và dây thần kinh. Thiếu Mg có thể gây nên các vấn đề về cơ, dây thần kinh, tim, nôn mửa. 
+ Natri (Na): Duy trì nồng độ thẩm thấu của máu, từ đó điều chỉnh lượng nước trong cơ thể chúng ta. Việc thay đổi nồng độ Na máu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra Na còn tham gia vào nhiều hoạt động khác của cơ thể. 
+ Kali (K): Tham gia vào hoạt động của thần kinh, cơ. Cùng với Na tham gia vào cân bằng nội dịch. Nồng độ K thấp có thể gây chuột rút, rối loạn hoạt động cơ tim... 
+ Clorid (Cl): Là một thành phần quan trọng của acid dạ dày (trong HCL) 
+ Phốt pho (P): Cần thiết cho sức khoẻ của xương. Tham gia vào quá trình giải phóng năng lượng từ thức ăn. Hàm lượng P thấp có thể gây nhược cơ 
+ Lưu huỳnh (S): Là một thành phần thiết yếu trong nhiều loại protein. Đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các mô mới của cơ thể. 
- Các chất khoáng vi lượng: 
+ Sắt (Fe): Tham gia cấu trúc nên haemoglobin của hồng cầu giúp vận chuyển oxy, hỗ trợ việc sản sinh năng lượng. Thiếu Fe sẽ gây bệnh thiếu máu do thiếu sắt (thiếu máu nhược sắc). 
+ I ốt (l): Tham gia vào hình thành hormon tuyến giáp, giúp tuyến giáp hoạt động bình thường. Thiếu I ốt có thể gây nên nhiều vấn đề về phát triển và khuyết tật về thể chất (suy giảm trí tuệ), gây bướu cổ đơn thuần.. 
+ Kẽm (Zn): Là một phần quan trọng của nhiều loại enzyme, thiếu Zn cơ thể sẽ không thể hoạt động bình thường. Thiếu kẽm dễ gây tiêu chảy, viêm phổi, da khô xấu, giảm chức năng tình dục...
+ Đồng (Cu): Cần cho nhiều loại enzyme và chuyển hoá Fe. Thiếu Cu có thể gây thiếu máu và rối loạn một số hoạt động khác của cơ thể. bão vê
+ Selen (Se): Là một chất chống oxy hoá mạnh, giúp tế bào khỏi sự căng thẳng và gốc tự do. Thiếu selen dễ gây stress, trầm cảm, mệt mỏi, da xấu, giảm chức năng tình dục...
+ Flo (F): Giúp cho răng và xương chắc khoẻ. Thiếu Flo dễ gây sâu răng, tê buốt răng.
+ Mangan, Crôm, Niken, Silic, Côban, Môlíp đen... là những chất khoáng vi lượng khác mà cơ thể cần với khối lượng cực nhỏ.


4. Sử dụng chất khoáng như thế nào để tốt cho sức khoẻ?


- Cơ thể chúng ta được bổ sung các khoáng chất thông qua thức ăn, nước uống hàng ngày.
- Các thức ăn từ thực vật (ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, rau xanh, các loại củ, trái cây) hay các thức ăn từ động vật (thịt, cá, trứng, sữa) là những nguồn thực phẩm giàu các khoáng chất.
- Các loại nước uống có khoáng tự nhiên cũng là nguồn cung cấp khoáng chất tốt cho sức khoẻ.
- Các thực phẩm bổ sung khoáng chất thường là hỗn hơn bổ sung các khoáng chất và các vitamin đi kèm với nhau vừa để tăng khả năng hấp thu vừa để phát huy vai trò hiệu quả của cả vitamin và khoáng.
- Các chất khoáng dư thừa được đào thải qua đường nước tiểu, hơi thở, mồ hôi.

5. Khoảng vô cơ và khoáng hữu cơ? 

Khái niệm này muốn chỉ nguồn gốc của các khoáng chất mà bạn đưa vào cơ thể: Nếu các khoáng chất đó được lấy từ các thức ăn (động vật hay thực vật) thì được gọi là khoảng “hữu cơ” còn những chất khoáng lấy từ các sản phẩm khác như nước uống có khoáng, viên khoáng bổ sung... thì được gọi là khoáng “vô cơ”.
  • Mỗi lứa tuổi, mỗi đối tượng, mỗi giai đoạn trong quá trình sinh trưởng của con người cần một lượng các khoáng chất khác nhau. Ăn phong phú các loại thực phẩm, sử dụng các thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng hàng ngày là biện pháp tốt để chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.