1. Dưỡng chất thực vật là gì?
- Trước hết chúng ta cần phân biệt khái niệm các hoá chất thực vật và các dưỡng chất thực vật. Hoá chất thực vật là bất kỳ hoá chất nào do thực vật sinh ra, còn dưỡng chất thực vật (Phytonutrient) là các hoá chất thực vật có giá trị dinh dưỡng.
- Các dưỡng chất thực vật chỉ tồn tại với một số lượng nhỏ và không có tính thiết yếu trực tiếp nhưng nó lại có những tác động lâu dài đối với sức khoẻ. Những thực phẩm giàu các dưỡng chất thực vật có lợi mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ.
2. Các loại dưỡng chất thực vật?
Các dưỡng chất thực vật được phân loại theo thành phần hoa học của chúng. Sau đây là các dưỡng chất thực vật chủ yếu, có lợi cho sức khoẻ:
- Nhóm Terpene: Bao gồm limonene; carnosol; pinene; myrcene menthol. Nhóm này có tác dụng khử trùng, kháng khuẩn, chống oxy hoá, kháng viêm, chống ung thư. Nhóm này nhiều ở trong vỏ các quả chi cam, chanh, anh đào, hoa bia, rau gia vị màu xanh (bạc hà, húng quế, canh giới, hương thảo, kinh giới, xô thơm...
- Nhóm Sulphide hữu cơ: Bao gồm allicin; sulphoraphane glutathione; isothione. Nhóm này có tác dụng chống oxy hoá, chống lại chất sinh ung thư, kháng sinh. Lưu huỳnh trong các hợp chất này có vai trò quan trọng trong tổng hợp protein và tham gia vào các phản ứng enzyme. Nhóm này nhiều ở trong các rau ăn lá xanh, hành, tỏi, rau họ cải, cải chíp...
- Nhóm Saponin: Bao gồm beta sitosterol; diosgenin; ginsenoside. Nhóm này có tác dụng tương tự các steroid và các hormon ở người. Góp phần giảm cholesterol máu; tăng cường miễn dịch; kháng khuẩn và kháng nấm. Nhóm này nhiều ở trong khoai môn, cỏ cari, hạt diêm mạch, nhân sâm, hạt đậu nành, đậu Hà Lan...
- Nhóm Carotenoid: Bao gồm alpha và beta carotene, beta cryptoxanthin; lycopene; lutein; zeaxanthin. Nhóm này có tác dụng ức chế tế bào ung thư; tăng cường miễn dịch; chống oxy hoá; tăng cường thị lực. Nhóm này nhiều ở trong các trái cây và rau, củ có màu đỏ, cam vàng, cam xanh..
- Nhóm Polyphenols: Bao gồm các acid có gốc phenol; stilbene; lignan; flavonoid (catechin, anthocyanin, quercertin, genistein, daidzein, glycitein); fannin. Nhóm này có tác dụng chống viêm, chống sự phát triển của khối u; tốt cho hen suyễn, tốt cho bệnh tim, bệnh mạch vành; chống oxy hoá; có tác dụng của estrogen thực vật; hỗ trợ triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh; giảm nguy cơ ung thư ở phụ nữ sau mãn kinh. Nhóm này có nhiều trong táo, các quả chi cam, chanh, quả mọng, nho, củ cải đường, ngũ cốc nguyên cám, hạt óc chó, đậu nành, đậu cove, đậu xanh, đậu gà, sắn dây, trà xanh, cafe.
3. Vai trò của dưỡng chất thực vật với cơ thể?
- Chống oxy hoá, trung hoà các gốc tự do bảo vệ tế bào (anfi oxydant): Quá trình sống tự nhiên của cơ thể cũng như các tác nhân từ bên ngoài đã làm sản sinh ra trong cơ thể các gốc tự do (là những phân tử, nguyên tử thiếu một điện tử lớp ngoài). Gốc tự do là những thành phần hoá học hoạt động rất mạnh, chúng gây tổn thương màng tế bào, nhân tế bào (có thể gây tổn thương ADN) và làm đột biến gen. Gốc tự do là thủ phạm quan trọng gây nên sự lão hoá tế bào, gây ung thư và nhiều bệnh lý khác như tim mạch, đột quỵ, stress...
Bình thường cơ thể tự sản sinh ra các chất chống gốc tự do, nhưng theo thời gian hệ thống này bị suy giảm, trong khi gốc tự do càng được sinh ra nhiều hơn, dẫn đến cơ thể không còn là hết sức cần thiết. đủ khả năng chống đỡ từ đó sinh ra nhiều bệnh tật, lão hoá nhanh. Việc sử dụng các thực phẩm giàu chất chống oxy hoa
- Chống lão hoá: Do tác dụng chống oxy hoá nên các dưỡng chất thực vật có tác dụng làm chậm quá trình lão hoá, làm cho sự lão hoá diễn ra lành mạnh. Làm đẹp da, mượt tóc.
-Chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm
- An thần, giảm stress
- Phục hồi, tái tạo hệ thống hấp thu đường ruột -
Hỗ trợ giảm mỡ máu, cholesterol máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch ung
- Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh thu
- Tác dụng nổi bật nhất của các dưỡng chất thực vật đó chính là khả năng chống oxy hoá, chống gốc tự do. Phần lớn các chất chống oxy hoá tập trung ở mặt ngoài của rau lá xanh, ở vùng vỏ của trái cây, vì vậy đây là phần bổ dưỡng nhất, tốt nhất, giàu chất chống oxy hoá nhất. Hãy ăn cả vỏ!
4. Sử dụng các dưỡng chất thực vật như thế nào để tốt cho sức khoẻ?
Sử dụng nhiều các thực phẩm giàu các dưỡng chất thực vật như rau xanh, trái cây (càng tươi, mới càng tốt). Ăn các loại rau và trái cây có nhiều màu sắc khác nhau (thực phẩm biến đổi gen đã tạo ra nhiều loại rau và trái cây mới với nhiều màu sắc phong phú, giàu các dưỡng chất thực vật, tốt cho sức khoẻ).
Có thể sử dụng bổ sung các thực phẩm chức năng giàu các vitamin tự nhiên và các dưỡng chất thực vật để tăng cường sức khoẻ, chống lão hoá, dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên cần lưu ý các sản phẩm này là các thực phẩm hỗ trợ, không thay được các thuốc chữa bệnh.
5. Các “siêu thực phẩm” là gì?
- Siêu thực phẩm là một dạng thực phẩm chức năng, là khái niệm để chỉ những thực phẩm được cho là mang lại những lợi ích vượt trội về sức khoẻ, do chúng chứa những dưỡng chất có lợi cho sức khoẻ ở hàm lượng cao và rất ít hạn chế về mặt dinh dưỡng.
- Thực phẩm chức năng là các thực phẩm có tác dụng tăng cường và thúc đẩy các chức năng của tế bào, các cơ quan, các tạng của cơ thể. Chúng được cho là mang lại những lợi ích về sức khoẻ vượt lên khỏi giá trị dinh dưỡng của chúng. Khái niệm thực phẩm chức năng ngoài để chỉ các siêu thực phẩm trong tự nhiên thì nó cũng được dùng để nói đến những thực phẩm được tăng cường các lợi ích vượt trội bằng việc bổ sung các thành phần khác cần thiết vào trong đó.
- Một số siêu thực phẩm đã được đề xuất bao gồm: Súp lơ xanh, đậu nành, việt quất, cải xoăn, hạnh nhân, củ dền, tỏi, quả cọ acai, kỷ tử, hạt diêm mạch (quinoa), quả bơ, quả lựu, mach), mật manuka...
- Có khoảng 4000 hoá chất thực vật khác nhau, trong đó có tới hàng trăm các dưỡng chất thực vật có lợi cho sức khoẻ.